Cơn bĩ cực của thép
Quy hoạch phát triển các nhà máy thép đã được Chính phủ phê duyệt với những quy định khá chi tiết, song một số địa phương đã "phớt lờ", cấp phép tràn lan cho những dự án thép. Ðiều này góp phần làm cho gánh nặng dư thừa công suất trong ngành thép ngày càng nặng nề, gây lãng phí xã hội rất lớn.
Việc phá vỡ quy hoạch ngành thép còn kéo theo hệ lụy phá vỡ những tổng thể khác như cân đối nguồn cung cấp năng lượng, nguyên liệu và thị trường... Hiện tại, các cơ quan quản lý chưa có một quy chế nào để kiểm soát chặt, cũng như chưa có một chế tài, kỷ luật nào giải quyết chuyện "xé rào" quy hoạch.
Việc điều hành của các cơ quan quản lý về thép đang có vấn đề do phát triển thiếu cân đối, dễ làm khó bỏ. Nhiều sản phẩm thép phải nhập khẩu số lượng lớn nhưng không được đầu tư, trong khi thép xây dựng thừa thì vẫn tiếp tục mọc lên nhiều "như nấm sau mưa", dồn đẩy ngành thép vào cơn bĩ cực.
Hiện nay, sản lượng thép đã vượt gấp hai lần nhu cầu trong nước: thép xây dựng đạt chín triệu tấn, trong khi tiêu thụ tốt như năm trước mới đạt 5,6 triệu tấn/năm. Còn năm nay, do tác động từ việc đình hoãn các công trình theo Nghị quyết 11, lượng tiêu thụ thép sụt giảm. Với lãi suất hiện nay, nếu tồn kho một tấn thép/tháng, lãi suất ngân hàng phải trả 300 nghìn đồng. Như vậy, tháng 6, các doanh nghiệp thép sẽ phải trả lãi ngân hàng khoảng 120 tỷ đồng. Cơn bĩ cực chưa dừng lại ở đây.
Thép là ngành đòi hỏi rất lớn về năng lượng, hạ tầng, các tỉnh, thành phố có số lượng dự án thép lớn và nhiều đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hạ tầng kỹ thuật từ điện, nước, giao thông đến quỹ đất cho các dự án. Sau vài năm "tăng trưởng chóng mặt", ngành thép đã lộ rõ những nhược điểm như thiếu tính bền vững, chậm khắc phục căn bản tình trạng mất cân đối giữa sản xuất thượng nguồn với hạ nguồn.
Xét cho cùng, để xảy ra tình trạng các dự án thép "nung chảy" quy hoạch, không thể đổ lỗi cho các nhà đầu tư. Ngoài các cơ quan quản lý T.Ư và địa phương chưa vẹn tròn bổn phận, còn có sự "vênh" về phân cấp quản lý giữa bộ chủ quản với địa phương và quy định của pháp luật. Luật Ðầu tư cho phép các dự án luyện kim có vốn đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng (nhóm B) không phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư hay Bộ Công thương trước khi cấp phép. Song tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định: Ðối với dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch ngành thì trước khi lập dự án phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.
Với mục đích thu hút đầu tư, gia tăng nguồn thu ngân sách, nhiều địa phương "vô tình" bỏ qua quy định này, dễ dãi chấp thuận dự án. Chính các doanh nghiệp ngành thép đã rất bức xúc và nhiều lần kiến nghị với Chính phủ chấn chỉnh lại việc cấp giấy phép đầu tư ở các địa phương và rà soát lại những công trình đã cấp phép chậm tiến độ, nếu không có lý do chính đáng thì kiên quyết thu hồi. Thực tế, công nghệ mà các dự án thép có mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng thực hiện hầu hết là những công nghệ kém hiệu quả và gây ô nhiễm. "Trái đắng" này đến nay nhiều tỉnh đã nhận thấy rõ mà đành "ngậm bồ hòn".
Những bài học về mía đường, xi-măng lò đứng... là bài học cũ nhưng rất thời sự với ngành thép. Hậu quả từ "bài học thép" sẽ đắt giá hơn rất nhiều vì có nguy cơ biến Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới và ô nhiễm môi trường nhiều thế hệ nếu không có sự điều chỉnh kịp thời và quyết liệt.
Việc phá vỡ quy hoạch ngành thép còn kéo theo hệ lụy phá vỡ những tổng thể khác như cân đối nguồn cung cấp năng lượng, nguyên liệu và thị trường... Hiện tại, các cơ quan quản lý chưa có một quy chế nào để kiểm soát chặt, cũng như chưa có một chế tài, kỷ luật nào giải quyết chuyện "xé rào" quy hoạch.
Việc điều hành của các cơ quan quản lý về thép đang có vấn đề do phát triển thiếu cân đối, dễ làm khó bỏ. Nhiều sản phẩm thép phải nhập khẩu số lượng lớn nhưng không được đầu tư, trong khi thép xây dựng thừa thì vẫn tiếp tục mọc lên nhiều "như nấm sau mưa", dồn đẩy ngành thép vào cơn bĩ cực.
Hiện nay, sản lượng thép đã vượt gấp hai lần nhu cầu trong nước: thép xây dựng đạt chín triệu tấn, trong khi tiêu thụ tốt như năm trước mới đạt 5,6 triệu tấn/năm. Còn năm nay, do tác động từ việc đình hoãn các công trình theo Nghị quyết 11, lượng tiêu thụ thép sụt giảm. Với lãi suất hiện nay, nếu tồn kho một tấn thép/tháng, lãi suất ngân hàng phải trả 300 nghìn đồng. Như vậy, tháng 6, các doanh nghiệp thép sẽ phải trả lãi ngân hàng khoảng 120 tỷ đồng. Cơn bĩ cực chưa dừng lại ở đây.
Thép là ngành đòi hỏi rất lớn về năng lượng, hạ tầng, các tỉnh, thành phố có số lượng dự án thép lớn và nhiều đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hạ tầng kỹ thuật từ điện, nước, giao thông đến quỹ đất cho các dự án. Sau vài năm "tăng trưởng chóng mặt", ngành thép đã lộ rõ những nhược điểm như thiếu tính bền vững, chậm khắc phục căn bản tình trạng mất cân đối giữa sản xuất thượng nguồn với hạ nguồn.
Xét cho cùng, để xảy ra tình trạng các dự án thép "nung chảy" quy hoạch, không thể đổ lỗi cho các nhà đầu tư. Ngoài các cơ quan quản lý T.Ư và địa phương chưa vẹn tròn bổn phận, còn có sự "vênh" về phân cấp quản lý giữa bộ chủ quản với địa phương và quy định của pháp luật. Luật Ðầu tư cho phép các dự án luyện kim có vốn đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng (nhóm B) không phải xin ý kiến thỏa thuận của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư hay Bộ Công thương trước khi cấp phép. Song tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định: Ðối với dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch ngành thì trước khi lập dự án phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.
Với mục đích thu hút đầu tư, gia tăng nguồn thu ngân sách, nhiều địa phương "vô tình" bỏ qua quy định này, dễ dãi chấp thuận dự án. Chính các doanh nghiệp ngành thép đã rất bức xúc và nhiều lần kiến nghị với Chính phủ chấn chỉnh lại việc cấp giấy phép đầu tư ở các địa phương và rà soát lại những công trình đã cấp phép chậm tiến độ, nếu không có lý do chính đáng thì kiên quyết thu hồi. Thực tế, công nghệ mà các dự án thép có mức đầu tư dưới 1.500 tỷ đồng thực hiện hầu hết là những công nghệ kém hiệu quả và gây ô nhiễm. "Trái đắng" này đến nay nhiều tỉnh đã nhận thấy rõ mà đành "ngậm bồ hòn".
Những bài học về mía đường, xi-măng lò đứng... là bài học cũ nhưng rất thời sự với ngành thép. Hậu quả từ "bài học thép" sẽ đắt giá hơn rất nhiều vì có nguy cơ biến Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới và ô nhiễm môi trường nhiều thế hệ nếu không có sự điều chỉnh kịp thời và quyết liệt.
Nguồn tin: Nhandan
Bản in | Gửi bạn bè |
Bài viết khác
- » Thị trường thép đang mất cân đối
- » Thị trường phôi thép thế giới u ám
- » Malaysia và Trung Quốc hợp tác xây nhà máy cán thép công suất 1,5 triệu tấn/năm
- » VnSteel doanh thu 6 tháng đạt hơn 1.000 tỷ đồng
- » Dự trữ thép vượt mức bình thường
- » Lại lao vào xây nhà máy thép
- » Tổng công ty 91 đầu tiên IPO
- » Tồn kho gần 450.000 tấn thép
Liên hệ bộ phận kinh doanh
Địa chỉ:
Khu công nghiệp Phú Mỹ I
Huyện Tân Thành - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: 84-64-392.36.36 / 7 / 8
Fax: 84-64-392.38.89